Chào mừng Quý khách đến với dịch vụ xe Đưa đón sân bay - Du lịch của Công ty TNHH Dịch vụ GrapAir Travel

Lễ Phục sinh Easter Day

Lễ Phục sinh cùng với Lễ Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt của Ki-tô giáo, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuần Bát nhật Phục sinh thường được ưu tiên hơn.

Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Phục sinh Easter Day

Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục sinh là một ngày lễ rất quan trọng đối với những người theo đạo Ki-tô, bao gồm cả Công giáo - Catholicism, Chính thống giáo - Orthodox, và các giáo phái Tin lành - Protestantism. Lễ Phục sinh thường được diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

Lễ Phục sinh theo tiếng Anh là Easter, hoặc Easter Day, hay Easter Sunday; theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp là Pascha; tiếng Pháp là Pâques.

Ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh là để tưởng nhớ về cái chết và sự phục sinh của chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngày lễ Phục sinh là ngày kỷ niệm sự sống lại của chúa Giê-su - vào ngày thứ ba sau khi ông bị đóng đinh trên thánh giá.

Lễ Phục sinh cùng với Lễ Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt trong lịch phụng vụ của Ki-tô giáo, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuần Bát nhật Phục sinh thường được ưu tiên hơn.

Cách xác định ngày Lễ Phục sinh?

Ngày Lễ Phục Sinh là một ngày Chủ Nhật nhưng không cố định là một ngày nào, mà theo quy tắc sau: Lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân.

Trong các ngày lễ của đạo Ki-tô giáo, Thứ Tư Lễ Tro, Chúa nhật Lễ Lá, Lễ Chúa Giê-su Thăng thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống cũng không có ngày cố định vì các ngày lễ ấy được tính theo ngày lễ Phục sinh. 

Ngày lễ Phục sinh được tính theo ngày lễ Vượt qua (Passover) của người Do Thái. Theo Tin Mừng thì Đức Giê-su và các Tông đồ ăn mừng lễ Vượt qua vào đêm trước của lễ Vượt qua. Sau đó, Đức Giê-su đã chịu chết trên thánh giá vào chiều thứ Sáu chính ngày lễ Vượt qua. Các môn đệ đã hạ xác Đức Giê-su xuống và an táng Ngài trong ngôi mộ đá. Đức Giê-su đã phục sinh (sống lại) vào ngày thứ nhất trong tuần (Chúa nhật).

Ngày lễ Vượt qua của người Do Thái được tính theo lịch mặt trăng, vào ngày 14 của tháng trăng tròn đầu tiên của mùa xuân, tức là ngày 14 tháng Nissan - tháng thứ nhất của năm theo lịch Do Thái, lễ được kéo dài thêm một tuần nữa. Nissan (hoặc Nisan, Nisân) là tháng đầu của mùa gặt vào mùa xuân, mùa đầu tiên của chu kỳ thời gian trong năm.

Thứ Sáu lễ Vượt qua của người Do Thái là vào ngày 14 âm lịch. Biến cố Đức Giê-su Phục sinh xảy ra sau ngày lễ Vượt qua, như vậy, ngày lễ Phục sinh phải sau ngày trăng tròn.

Tiết Xuân phân là ngày 20 hoặc 21 tháng 3 dương lịch. Như vậy, cách tính ngày lễ Phục sinh kết hợp cả dương lịch và âm lịch. Ngày Lễ Phục sinh thường rơi vào quãng thời gian từ 22/3 đến 25/4 dương lịch. 

Một số ngày lễ Phục sinh đã được tính: Năm 2023, lễ Phục sinh nhằm ngày Chủ nhật 9 tháng 4 dương lịch, tức ngày 19 tháng 2 năm Quý Mão; Năm 2024, nhằm ngày Chủ nhật 31 tháng 3 dương lịch, tức ngày 22 tháng 2 năm Giáp Thìn; Năm 2025, nhằm ngày Chủ nhật 20 tháng 4 dương lịch, tức ngày 23 tháng 3 năm Ất Tỵ

Người ta thường làm gì vào Lễ Phục sinh?

Dấu mốc bắt đầu mùa Phục sinh là lễ Tro, vào thứ Tư. Thứ Tư Lễ Tro - Ash Wednesday (Feria quarta cinerum) - là bắt đầu Mùa Chay, tiếng Anh là "Lent". Trong Lễ Tro, các Ki-tô hữu - những người theo đạo Ki-tô - đều được nhận tro trên đầu. Với việc nhận tro và lời thừa tác viên nói khi xức tro: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, các tín hữu chính thức bước vào Mùa Chay.

Mùa Chay thường diễn ra trong thời gian 40 ngày - được tính là 46 ngày trước ngày Lễ Phục sinh, không bao gồm sáu ngày Chúa Nhật trong mùa Chay. 40 ngày này tượng trưng cho 40 ngày Chúa Giê-su sống trong sa mạc, 40 năm lưu vong của người Israel và cơn bão 40 ngày mà Noah đã trải qua. Đó là 40 ngày của cho đi thức ăn, cầu nguyện, làm từ thiện và hi sinh.

Mùa Chay kết thúc vào Thứ Bảy Tuần Thánh - là thứ Bảy ngay trước Chủ Nhật của lễ Phục sinh với Lễ Vọng Phục sinh. Trong Tuần Thánh - Holy Week, có ngày Thứ Năm Tuần Thánh - Holy Thursday (Maundy Thursday) - để kỷ niệm Bữa Tối Cuối cùng của Chúa Jesus với 12 Tông đồ; ngày Thứ Sáu Tuần Thánh - Good Friday (ngày Thứ Sáu Tốt lành) - là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh; ngày Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày chôn Chúa Jesus; và ngày Chủ nhật Phục sinh - Easter Sunday.

Chúa nhật Lễ Lá - Palm Sunday - là ngày bắt đầu của Tuần Thánh.

Vào mùa Chay, những người theo đạo Ki-tô giáo thường ăn chay: kiêng ăn thịt (lợn, gà...), không ăn vặt; được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa; không uống rượu, bia. Luật giữ chay kiêng thịt cũng được miễn hoặc giảm cho những người già yếu, đau bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, người lao động cần ăn thịt… Mục đích của việc ăn chay là để các Ki-tô hữu suy ngẫm và hướng vào cuộc sống tâm linh để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh.

Nhiều nhà thờ bắt đầu làm lễ Phục sinh vào những giờ cuối cùng của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh - đó là Canh thức Phục sinh - Easter Vigil, còn được gọi là Canh thức Vượt qua hoặc Đại Canh thức Phục sinh. 

Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Tam Nhật Vượt Qua gồm Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), Lễ Phục Sinh (Easter), và đặc biệt là Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil). Tam Nhật Thánh bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào kinh chiều (Evening Prayer) của Chúa Nhật Phục Sinh. 

Trong Cơ đốc giáo phương Đông, lễ nghi Phục sinh bắt đầu bằng Mùa Chay lớn, mà Thứ Hai trong sạch - Clean Monday, còn được gọi là Thứ Hai Thanh tịnh, Thứ Hai Lễ Tro, Thứ Hai của Mùa Chay hoặc Thứ Hai Xanh, là ngày đầu tiên.

Lễ Chúa Giê-su Thăng thiên được cử hành sau lễ Phục sinh bốn mươi ngày.

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh, còn được gọi là Lễ Ngũ Tuần.

Ngày nay, lễ Phục sinh cũng là một sự kiện thương mại với việc một số lượng lớn thiệp chúc mừng, kẹo, trứng sô-cô-la, thỏ Phục sinh sô-cô-la và các loại quà tặng khác được bán ra.

Vào ngày Lễ Phục sinh, mọi người thường tặng nhau những món quà hình quả trứng, con thỏ, ăn bữa ăn ngon miệng với thịt giăm bông, bữa tối với thịt cừu - đây là những biểu tượng không thể thiếu từ hàng ngàn năm nay.

Những biểu tượng của Lễ Phục sinh?

Lửa phục sinh (Osterfeuer/Easterfire) có nguồn gốc từ những đống lửa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ánh lửa phục sinh vừa trưng cho mặt trời mang sự sống cho nhân gian, vừa sưởi ấm cho con người. Lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa Jesus đã mang đến cho con người. Từ năm 750, ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh.

Nến phục sinh (Osterkerze/Eastercandle) là biểu tượng của sự sống. Đến năm 417, Đức Giáo Hoàng Zosimus công nhận nến phục sinh là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7, thánh địa La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh, cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Ki-tô giáo sử dụng cho đến ngày nay.

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, các tín hữu sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh. Cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng tội lỗi và sự chết. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa "Khởi nguyên và tận cùng" trong tiếng Hy Lạp. Điều đó tượng trưng cho Chúa Jesus là khởi đầu và cuối cùng. Chung quanh cây nến ghi số năm với ý nghĩa "Chúa Jesus là Đấng cứu độ: Hôm qua, hôm nay và mãi mãi". Trong các lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội như Rửa tội hay An táng, nến phục sinh được thắp sáng.

Trứng (Ostereier/Easter egg) là biểu tượng nguyên thủy cổ xưa của lễ Phục Sinh. Mỗi khi tới dịp này, nhà nhà, người người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt nhất trong cuộc sống.

Từ thế kỷ thứ 12, vào Thứ bảy phục sinh (Ostersamstag), người ta có thói quen luộc trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sỡ: màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn; màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội; màu vàng cho sự khôn ngoan; màu trắng thể hiện sự thanh bạch và màu cam thể hiện sức mạnh. Trong lễ Phục Sinh, người ta bỏ những quả trứng đó vào trong giỏ cùng với những thức ăn khác để mang đến nhà thờ.

Từ thuở đầu nền văn minh, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh, là khởi nguyên của sự sống. Việc con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra được liên tưởng đến việc Chúa Jesus sau khi bị hành hạ, đánh đập rồi bị đóng đinh vào thập giá, đã thực sự chết và sau ba ngày thì đội cửa mồ và sống lại.

Các nghiên cứu khảo cổ cũng chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Vì vậy, trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.

Con thỏ (Osterhase/Easter bunny) "mang" kẹo và trứng sô-cô-la cho những đứa trẻ vào buổi sáng của ngày Lễ Phục sinh. Con thỏ, với khả năng sinh sản chóng mặt của mình, cũng được coi là biểu tượng của sự sinh sản và sức sống dồi dào mạnh mẽ trong nhiều nền văn hóa. Đặc biệt, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre) - là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).

Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng.

Thần Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về. Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế.

Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây. Trong lễ Phục Sinh, người ta đem giấu những quả trứng phục sinh được sơn nhiều màu trong các khu vườn, rồi cắt nghĩa cho trẻ em rằng những quả trứng đó là do các chú thỏ mang tới.

Một bữa tối ngày lễ Phục sinh với thịt cừu là một truyền thống, bởi cừu thường được xem là loài động vật hiến tế trong truyền thống của người Do Thái và cừu thường được phục vụ trong suốt dịp Lễ Vượt qua - Passover. 

Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa Jesus. Người phương Tây cổ tin rằng thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa thu) chính là lúc tốt nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ. Họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ có đủ thức ăn cho cả mùa đông lạnh giá. Khi xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ còn và tổ chức lễ Phục sinh, trong đó thịt lợn muối được dùng làm giăm bông. Đó là lý do mà giăm bông trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về. Từ thế kỷ 12, mùa Chay kết thúc vào lễ Phục sinh với những bữa ăn gồm có trứng, giăm bông (ham), phô-mát (cheese), bánh mì và đồ ngọt đã được ban phúc cho dịp này.

Hoa thường được dùng trong lễ Phục sinh là các loài: Thủy tiên, Cúc đồng, Bồ công anh…

(Nguồn: Tổng hợp)

Công ty TNHH Dịch vụ GrapAir Travel hân hạnh phục vụ Quý khách!

 

GrapAir đưa, đón sân bay Cam Ranh đi về Phan Rang - Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Liên Khương đi về Phan Rang - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn đi về Phan Thiết - Mũi Né - Bình Thuận - Phan Rang - Mỹ Hòa - Ninh Thuận, sân bay Buôn Ma Thuột đi về Buôn Hồ - Ea H'leo - Buôn Đôn - Krông Bông - Ea Kar - Gia Nghĩa - Krông Nô ... đi lại, du lịch, lễ hội, cưới hỏi... an toàn nhất, thuận tiện nhất, hợp lý nhất và được phục vụ chu đáo nhất.

Hãy đặt GrapAir 0983001155 với dòng xe đời mới 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 30 chỗ và 45 chỗ phù hợp với các nhóm khách khác nhau - đi riêng một mình, cặp đôi, gia đình, nhóm bạn, họp lớp, hội khóa, họp mặt... với dàn xe xịn sò, tài xế chuyên nghiệp và mức chi phí cực hợp lý. GrapAir cũng cung cấp khách sạn, homestay và cano để Quý khách lưu trú và khám phá những miền đất đẹp trọn vẹn nhất.

GrapAir cung cấp tour để Quý khách check in và trải nghiệm những gì đặc trưng nhất của Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng - Đắk Lắk:

- Tour Phan Rang - Trùng Sơn Cổ Tự - Cánh đồng muối - Vườn nho du lịch Thái An - Hang Rái - Vịnh Vĩnh Hy - Cung đường biển - Bình Lập (Sao Biển, Ngọc Sương) - Điện gió.

- Tour Phan Rang - Tháp Chàm Po Klong Garai - Làng Gốm Bàu Trúc - Làng Dệt Mỹ Nghiệp - Tanyoli, Mũi Dinh.

- Tour Suối Tiên - Bàu Trắng - Mũi Né - Phan Thiết.

- Tour Phan Rang - Đèo Ngoạn Mục - Đà Lạt - Hồ vô cực - Thác Datanla - Vườn hoa - Thiền viện Trúc Lâm - Chợ Đà Lạt - Đồi Mộng mơ - Đồi chè - Làng hoa Vạn Thành.

- Tour Nha Trang: Hòn Chồng (Stacked rocks) - Tháp Po Nagar (Cham towers named Po Nagar) - Chợ Đầm (Dam market) - Nhà thờ Núi (Mountain church (or Stone church) - Bảo tàng ở Viện Hải dương học (Institute of Oceanography).

- Tour Đắk Lắk: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - Biệt điện Bảo Đại - Khu du lịch sinh thái Kotam - Hồ Lăk - Khu du lịch sinh thái Trohbư Buôn Đôn - Thác Thủy Tiên.

- Và Tour Theo YÊU CẦU Của Quý khách.

Chắc chắn Quý khách Sẽ HÀI LÒNG Và AN TÂM Khi Đến Với Chúng Tôi.

GrapAir đưa, đón TẬN NƠI, phục vụ TẬN TÌNH, tài xế TẬN TÂM

THOẢI MÁI ĐI XA - KHÔNG LO VỀ GIÁ!

Liên hệ: +84 983 00 1155 (điện thoại, zalo, whatsapp)

E-mail: grapairlam@gmail.com

https://grapair.vn

https://grapair.com

https://www.facebook.com/grapair

https://www.facebook.com/taxisanbaycamranhphanrangninhthuan

https://www.youtube.com/channel/UC6l8dYsKF2X_u4IWZkmmS9Q

You are reading: Lễ Phục sinh Easter Day
Lễ Phục sinh, Easter Day, Easter, Easter Sunday, Lễ Tro, Mùa Phục sinh, Mùa chay, Jesus Christ, Chúa Jesus
Viết bình luận