Chào mừng Quý khách đến với dịch vụ xe Đưa đón sân bay - Du lịch của Công ty TNHH Dịch vụ GrapAir Travel

Nguồn gốc và ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương 10.3

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng 10 Tháng Ba"

Dường như người Việt Nam, ai ai cũng thuộc câu ca trên, bởi đó là tâm thức hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên dân tộc. Người Việt từ bao đời nay tin rằng Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ dựng nước, là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng Mười tháng Ba Âm lịch là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có công khai đất lập quốc, tạo dựng hình hài đất nước. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Việt Nam, là biểu tượng văn hóa tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc và cùng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012. Quyết định của UNESCO nêu rõ: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc Tổ tiên và từ đó nâng lên lòng tự hào dân tộc và gắn kết cộng đồng”. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 1.417 di tích, riêng tỉnh Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc - có 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, từ đó cũng hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ. Dân tộc ta trải qua bao thăng trầm của các cuộc chiến tranh nhưng lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau chưa bao giờ tắt, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong hệ thống giá trị đạo đức của người Việt. Ngay từ những năm 40 - 43 (SCN) trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nữ tướng Hai Bà Trưng đã đọc lời thề Sông Hát trước khi xung trận:

"Một, xin rửa sạch quốc thù

Hai, xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”

Hay trong Tuyên ngôn độc lập của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) đời nhà Lý: 

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở”

Và ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn và được tổ chức từ hàng nghìn năm trước khi An Dương Vương - Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh thiêng Nghĩa Lĩnh để thề “nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn, lưu ở miếu Tổ Hùng Vương; nguyện đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và giữ gìn giang sơn gấm vóc mà Hùng Vương trao lại...”. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là truyền thuyết được thể hiện trong các lễ hội dân gian ở Phú Thọ từ xa xưa, như Rước Vua về làng ăn Tết, Rước Chúa gái, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Lễ hội Hát Xoan, mà còn được thể hiện trong hệ thống các di chỉ khảo cổ ở Sơn Vi, Phùng Nguyên, Làng Cả, Xóm Ren, Gò Mun và các cổ vật được tìm thấy xung quanh núi Hùng như Nha chương, trống đồng, rùi, mũi tên... - cho chúng ta thấy một thời đại Hùng Vương rực rỡ và rõ nét một nhà nước Văn Lang cổ đại - trung tâm khởi phát của người Việt cổ.

Bao đời nay, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, con cháu Lạc Hồng khắp các vùng miền lại hướng về đền Hùng ở non thiêng Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên chung của dân tộc và hành hương về nguồn cội. 

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 22/SL - CTN ngày 18/2/1946 đưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ, hưởng nguyên lương. 

Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động để người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).

Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có địa thế cao hùng vĩ, khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ, là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam. 

Nhiều năm nay, với vai trò con trưởng tạo lệ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ luôn thay mặt đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài khói hương phụng thờ, tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trang nghiêm, thành kính, huy động nguồn vốn từ người dân nước Việt để đầu tư tôn tạo quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng luôn được khang trang trên tổng diện tích hơn 1.000ha, trong đó có 538ha rừng.

Cổng Đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trên cổng có bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành”. Tương truyền Đền Hạ là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau Đền. 

Cạnh Đền Hạ là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Tương truyền, Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giầy.

Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương. Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6, ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt hướng Đông Nam.

Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái của Vua Hùng thứ 18. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng trên núi Sim trong quần thể Di tích lịch sử Đền Hùng được khánh thành vào Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Sửu 2009. Đền Tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng trên núi Vặn vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004, theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Tổ Lạc Long Quân và Tổ mẫu Âu Cơ là những người sinh ra Hùng Vương.

Đền Hùng còn thu hút du khách bởi khu rừng xanh mướt bao quanh, gồm nhiều cây cổ thụ quý, như “cụ vạn tuế” hơn 800 năm tuổi ở chùa Thiên Quang, những cây đại ở Đền Hạ, Đền Trung và Đền Giếng khoảng 400-500 năm, cây Sui trên Đền Thượng và cây Trám ở ngã ba Đền Giếng...

Khách du lịch đền Hùng có cơ hội khám phá rừng tự nhiên ở đây với 636 loài thực vật, trong đó có 15 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ như: Cẩu tích, tuế lược, trầm hương, kim giao, sến mật, lát hoa, giáng hương, vù hương, vừ, kơ nia, thổ phục linh… Trong rừng, có nhiều cây đại thụ như: Thông, đại, vạn tuế, thiên tuế đến nay vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Hàng năm, Đội bảo vệ tài nguyên và quản lý rừng của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đều trồng bổ sung bình quân khoảng 1.000 cây vào những vị trí bị gãy đổ hoặc những diện tích còn trống để làm “giàu rừng”, chủ yếu trong đó là các loại cây bản địa quý hiếm được nhân giống, như: Chò chỉ, lát hoa, tếch, sưa, đa, đề gân to, sanh, nhội, sao đen… cùng các loại cây bóng mát, cây cảnh khác. Năm 2020, Khu di tích đã tiến hành trồng bổ sung, trồng dặm 140 cây các loại và 150m2 cây thảm. Bên cạnh đó, 3 khu vườn cây lưu niệm Quốc gia cũng bổ sung được trên 1.000 cây do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, ngành trung ương và 63 tỉnh/thành trong cả nước trồng lưu niệm hướng về Đất Tổ, đặc biệt là đã có nhiều loại cây đặc thù của ba miền Bắc - Trung - Nam được trồng và sinh trưởng tốt trên Đất Tổ như cây kơ nia của vùng đất cao nguyên miền Trung...

Đã từ lâu đời, cứ vào dịp 10.3 AL, người dân ở xã vùng ven chân núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ, lại chuẩn bị mâm cỗ nhỏ để dâng lên thắp hương tại gia tiên, cũng là tưởng niệm các Vua Hùng. Mâm cỗ thường gồm những món ăn truyền thống, nhưng không thể thiếu món bánh chưng và bánh giầy - 2 sản vật "Trời tròn Đất vuông" - dâng lên, tri ân các Vua Hùng. Đây cũng là dịp để các gia đình nhắc nhở, giáo dục con cháu trong nhà nhớ đến công ơn các Vua đã có công dựng nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức theo nghi thức truyền thống văn hoá của dân tộc trong thời gian 10 ngày, từ 1/3 đến 10/3 Âm lịch hàng năm, quy tụ muôn triệu trái tim con Lạc cháu Hồng về thành kính dâng hương bái tổ, tri ân công đức tiền nhân… Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng. Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ hội đền Hùng tuyển chọn đội giành giải nhất sẽ được vinh dự thay mặt nhân dân cả nước dâng cúng vua Hùng sản phẩm của mình đúng vào ngày mùng 10/3 Âm Lịch.

Vào những năm chẵn - số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0” - Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức theo nghi lễ Quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Dù năm chẵn hay năm lẻ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đều được tổ chức rất công phu, bao gồm hai phần Lễ và Hội. Phần lễ gồm có: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ vào mùng 6/3 AL; Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu lúc 9h mùng 10/3 AL. 

Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình

Hiện nay, ở nhiều nơi trên đất nước ta, có nhiều đền tưởng niệm vua Hùng đã được lập nên để phục vụ tấm lòng của con dân nước Việt hướng về cội nguồn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều đền thờ Vua Hùng đã được người dân xây dựng rải rác tại nhiều quận, huyện, như: Đền Hùng Vương tại 261/3 đường Cô Giang, quận Phú Nhuận; Đền thờ Hùng Vương ở 166/3 đường Đoàn Văn Bơ, quận 4; Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại số 22/93 đường Trần Bình Trọng, quận 5; Đền thờ Vua Hùng ở Thảo cầm viên Sài Gòn, quận 1; Đền thờ Hùng Vương ở Công viên Tao Đàn, quận 1; Đền thờ Hùng Vương (Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng) ở 94 Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp; Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc ở phường Long Bình, quận 9.

Ngoài ra, còn có Đền Hùng ở 93 Ngô Quyền, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Đền Hùng tọa lạc dưới chân núi Lớn, số 25/5 đường Bạch Đằng, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đền thờ vua Hùng được lập ở các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán và thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai; và Bảo Lộc Linh Từ ở số 40 đường An Dương Vương, khu phố 4, ấp Mỹ Lộc, phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có thờ Quốc tổ Hùng Vương. Tại Bình Thuận, có Đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.

(Nguồn: Tổng hợp)

GrapAir đưa, đón sân bay Cam Ranh đi về Phan Rang - Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Liên Khương đi về Phan Rang - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn đi về Phan Thiết - Mũi Né - Bình Thuận - Phan Rang - Mỹ Hòa - Ninh Thuận, sân bay Buôn Ma Thuột đi về Buôn Hồ - Ea H'leo - Buôn Đôn - Krông Bông - Ea Kar - Gia Nghĩa - Krông Nô ... đi lại, du lịch, lễ hội, cưới hỏi... an toàn nhất, thuận tiện nhất, hợp lý nhất và được phục vụ chu đáo nhất.

Hãy gọi GrapAir 0983001155 với dòng xe đời mới 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 30 chỗ và 45 chỗ phù hợp với các nhóm khách khác nhau - đi riêng một mình, cặp đôi, gia đình, nhóm bạn, họp lớp, hội khóa, họp mặt... với dàn xe xịn sò, tài xế chuyên nghiệp và mức chi phí cực hợp lý. GrapAir cũng cung cấp khách sạn, homestay và cano để Quý khách lưu trú và khám phá những miền đất đẹp trọn vẹn nhất.

GrapAir cung cấp tour để Quý khách check in và trải nghiệm những gì đặc trưng nhất của Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng - Đắk Lắk:

- Tour Phan Rang - Trùng Sơn Cổ Tự - Cánh đồng muối - Vườn nho du lịch Thái An - Hang Rái - Vịnh Vĩnh Hy - Cung đường biển - Bình Lập (Sao Biển, Ngọc Sương) - Điện gió.

- Tour Phan Rang - Tháp Chàm Po Klong Garai - Làng Gốm Bàu Trúc - Làng Dệt Mỹ Nghiệp - Tanyoli, Mũi Dinh.

- Tour Suối Tiên - Bàu Trắng - Mũi Né - Phan Thiết.

- Tour Phan Rang - Đèo Ngoạn Mục - Đà Lạt - Hồ vô cực - Thác Datanla - Vườn hoa - Thiền viện Trúc Lâm - Chợ Đà Lạt - Đồi Mộng mơ - Đồi chè - Làng hoa Vạn Thành.

- Tour Nha Trang: Hòn Chồng (Stacked rocks) - Tháp Po Nagar (Cham towers named Po Nagar) - Chợ Đầm (Dam market) - Nhà thờ Núi (Mountain church (or Stone church) - Bảo tàng ở Viện Hải dương học (Institute of Oceanography).

- Tour Đắk Lắk: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - Biệt điện Bảo Đại - Khu du lịch sinh thái Kotam - Hồ Lăk - Khu du lịch sinh thái Trohbư Buôn Đôn - Thác Thủy Tiên.

- Và Tour Theo YÊU CẦU Của Quý khách.

Chắc chắn Quý khách Sẽ HÀI LÒNG Và AN TÂM Khi Đến Với Chúng Tôi.

GrapAir hân hạnh phục vụ Quý khách trên mọi cung đường!

GrapAir đưa, đón TẬN NƠI, phục vụ TẬN TÌNH, tài xế TẬN TÂM

THOẢI MÁI ĐI XA - KHÔNG LO VỀ GIÁ!

Liên hệ: +84 983 00 1155 (điện thoại, zalo, whatsapp)

E-mail: grapairlam@gmail.com

https://grapair.vn

https://grapair.com

https://www.facebook.com/grapair

https://www.facebook.com/taxisanbaycamranhphanrangninhthuan

https://www.youtube.com/channel/UC6l8dYsKF2X_u4IWZkmmS9Q

You are reading: Nguồn gốc và ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương 10.3
Giỗ Tổ Hùng Vương, Hùng Vương, vua Hùng, Đền Hùng, Phú Thọ, Văn Lang
Viết bình luận