Giỏ hàng của bạn trống!
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán là Tết đầu năm mới theo lịch Mặt trăng, người dân nước Việt Nam ta thường gọi là Âm lịch, thường diễn ra vào khoảng tháng 1 - tháng 2 theo lịch Mặt trời, hay còn gọi là Dương lịch.
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán diễn ra vào thời điểm nào trong năm?
Tết Nguyên đán là Tết đầu năm mới theo lịch Mặt trăng, thường được người dân nước Việt Nam ta gọi là Âm lịch, thường diễn ra vào khoảng tháng 1 - tháng 2 theo lịch Mặt trời, hay còn gọi là Dương lịch. Vì vậy, Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, hay đơn giản hơn "Tết", tiếng Anh là Lunar New Year.
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán?
Như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Việt tổ chức Tết đầu năm mới vừa để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, thần linh qua mâm cỗ cúng đầy đủ những gì thu hoạch được trong năm vừa qua, và cũng là để cầu mong năm mới mọi điều tốt lành sẽ tới. Đó là những lý do cho những câu chúc AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - SỨC KHỎE DỒI DÀO - HẠNH PHÚC mà mỗi người thường bày tỏ vào dịp Tết Nguyên đán.
Không chỉ người Việt Nam, người dân ở các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước châu Á khác sử dụng lịch Mặt trăng cũng tổ chức Tết Âm lịch.
Người ta thường làm gì vào dịp Tết Nguyên đán?
Tết Nguyên đán cũng là thời điểm bắt đầu của mùa xuân, mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, hoa trái khoe sắc, nhà nhà đều muốn trưng hoa trưng cây để nhà cửa thêm sắc màu và mong đợi năm mới phát triển tốt đẹp như cây nảy mầm xanh. Vì vậy, mỗi dịp xuân về, người ta thường tổ chức chợ hoa Tết, và trưng bầy hoa trái, đồ trang trí ngày Tết đầy sắc màu trên khắp đường phố và trong những ngôi nhà hay nơi làm việc.
Trong các cây trồng trưng ngày Tết Âm lịch, không thể thiếu cây mai, cây đào là hai loại cây tứ quý, nở đẹp nhất vào mùa xuân, vào dịp đầu năm mới; cây hoa cúc nở vàng rực rỡ mang đến sắc màu tươi sáng; cây quất (cây tắc) cho quả trĩu cành tượng trưng cho những mong ước về những thành quả sẽ đạt được trong năm mới của gia chủ.
Từ gia đình riêng đến cơ quan, đơn vị... rồi ngoài đường phố đều trưng bày những cây trái tạo nên không khí rộn ràng đón xuân sang, năm mới về. Những sắc màu rực rỡ của hoa trái và đồ vật trang trí vào dịp Tết Âm lịch như muốn xua tan đi những gì không mong muốn của năm cũ để tạo tinh thần hưng phấn và động lực tiến vào năm mới.
Vào dịp Tết Âm lịch, người Việt còn treo những câu đối thể hiện triết lý sống, nhân sinh quan hoặc mong cầu trời đất an hòa, người người bình an và giàu mạnh.
Đặc biệt, Tết Âm lịch còn là thời điểm nhà nhà, người người sum họp bên nhau quanh mâm cỗ cúng vừa hạ xuống từ bàn thờ sau khi cúng tổ tiên. Không khí đầm ấm cùng chút khói hương ngày Tết phảng phất, mùi vị đậm đà của thức ăn làm cho ai cũng vui mừng, phấn khởi. Vì vậy, mà ai ai cũng mong ngày Tết Âm lịch được về bên gia đình.
Trong khoảng thời gian từ Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày 30 Tết Âm lịch, nhiều gia đình đi thăm mộ người thân, còn gọi là đi tảo mộ, giải mả, để lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh khu mộ và "mời" người thân đó về ăn Tết.
Vào ngày đầu năm mới dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường lì xì cho trẻ em và người già bằng những phong bao nhỏ xinh, thường là màu đỏ, trong đó có chứa một hoặc một vài tờ tiền tượng trưng cho sự may mắn, cho lộc đầu năm, để cầu mong cho người được nhận gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới đến, được khỏe mạnh, được vui vẻ, hạnh phúc.
Trong khi đó, người lớn thường dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp, cầu cho nhau năm mới được mạnh khỏe - hạnh phúc - công việc thuận lợi. Nhiều người vì cả năm bận rộn, nay nhân dịp Tết Nguyên đán được nghỉ ngơi, thì tìm đến những người thân để trực tiếp dành lời chúc cho nhau, hoặc đi thắp hương lên bàn thờ họ hai bên nội - ngoại. Vì lẽ đó, dân gian có câu: Mùng Một Tết Cha (họ nhà nội), Mùng Hai Tết Mẹ (họ nhà ngoại), Mùng Ba Tết Thầy (thầy giáo, cô giáo mà mình muốn tri ân công dạy dỗ nên người).
Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày nào?
Nhà nào tự nấu bánh chưng, bánh tét thì không khí Tết đã vào nhà từ ngày 25-26 tháng Chạp khi mà người ta bắt đầu mua lá dong hoặc lá chuối về rửa và để cho ráo nước, mua lạt buộc bánh, mua gạo, mua đậu... chuẩn bị gói bánh. Có nhà mua quất, mua đào, mua mai... về trưng là đã thấy Tết vào nhà.
Mỗi thành viên trong gia đình đều được giao việc để chuẩn bị cho ngày Tết được đầy đủ, sung túc, nhà cửa sạch sẽ, tươm tất mở đầu cho một năm suôn sẻ, may mắn.
Trong những năm gần đây, sau rằm tháng Chạp, ở một số vị trí công cộng trên phạm vi toàn quốc, người ta trưng hình biểu tượng con vật của năm mới để tạo không khí vui tươi chào đón năm mới.
Theo Khoản 1 Điều 112 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14, người lao động tại Việt Nam được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch hưởng nguyên lương.
Việc cúng lễ dịp Tết Nguyên đán như thế nào?
Theo quan niệm dân gian, sau một năm, vào ngày 30 Tết Âm lịch, mỗi nhà cần phải làm mâm cơm cúng tất niên để tổng kết một năm đã qua và làm lễ tiễn vị thần cai quản trần gian của năm.
Đến đêm giao thừa Tết Âm lịch, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, vị thần cai quản trần gian của năm mới sẽ đến tiếp quản nhiệm vụ nên cần làm mâm cơm cúng nữa.
Vào sáng mùng một Tết Âm lịch, gia chủ sẽ làm một mâm cơm cúng để đón chào năm mới.
Và vào một trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 5 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng hết Tết Âm lịch.
Các mâm cỗ cúng truyền thống thường có bánh chưng và/hoặc bánh tét, giò và/hoặc chả, đĩa xôi, con gà (thịt gà), nem cuốn (chả giò), canh miến lòng gà, canh xương hầm khoai tây và cà rốt, canh măng, canh bóng (bì/da lợn), rau xào, nộm, cơm trắng...
Sau đó, người dân Việt bắt đầu chọn những ngày mà họ cho là tốt lành để bắt đầu công việc cho năm mới. Người nông dân xuống đồng gieo mạ cho vụ Xuân, người buôn bán mở cửa hàng đón khách,...
GrapAir hân hạnh phục vụ Quý khách trên mọi cung đường
GrapAir đưa, đón sân bay Cam Ranh đi về Phan Rang - Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Liên Khương đi về Phan Rang - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn đi về Phan Thiết - Mũi Né - Bình Thuận - Phan Rang - Mỹ Hòa - Ninh Thuận, sân bay Buôn Ma Thuột đi về Buôn Hồ - Ea H'leo - Buôn Đôn - Krông Bông - Ea Kar - Gia Nghĩa - Krông Nô ... đi lại, du lịch, lễ hội, cưới hỏi... an toàn nhất, thuận tiện nhất, hợp lý nhất và được phục vụ chu đáo nhất.
Hãy đặt GrapAir 0983001155 với dòng xe đời mới 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 30 chỗ và 45 chỗ phù hợp với các nhóm khách khác nhau - đi riêng một mình, cặp đôi, gia đình, nhóm bạn, họp lớp, hội khóa, họp mặt... với dàn xe xịn sò, tài xế chuyên nghiệp và mức chi phí cực hợp lý. GrapAir cũng cung cấp khách sạn, homestay và cano để Quý khách lưu trú và khám phá những miền đất đẹp trọn vẹn nhất.
GrapAir cung cấp tour để Quý khách check in và trải nghiệm những gì đặc trưng nhất của Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng - Đắk Lắk:
- Tour Phan Rang - Trùng Sơn Cổ Tự - Cánh đồng muối - Vườn nho du lịch Thái An - Hang Rái - Vịnh Vĩnh Hy - Cung đường biển - Bình Lập (Sao Biển, Ngọc Sương) - Điện gió.
- Tour Phan Rang - Tháp Chàm Po Klong Garai - Làng Gốm Bàu Trúc - Làng Dệt Mỹ Nghiệp - Tanyoli, Mũi Dinh.
- Tour Suối Tiên - Bàu Trắng - Mũi Né - Phan Thiết.
- Tour Phan Rang - Đèo Ngoạn Mục - Đà Lạt - Hồ vô cực - Thác Datanla - Vườn hoa - Thiền viện Trúc Lâm - Chợ Đà Lạt - Đồi Mộng mơ - Đồi chè - Làng hoa Vạn Thành.
- Tour Nha Trang: Hòn Chồng (Stacked rocks) - Tháp Po Nagar (Cham towers named Po Nagar) - Chợ Đầm (Dam market) - Nhà thờ Núi (Mountain church (or Stone church) - Bảo tàng ở Viện Hải dương học (Institute of Oceanography).
- Tour Đắk Lắk: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - Biệt điện Bảo Đại - Khu du lịch sinh thái Kotam - Hồ Lăk - Khu du lịch sinh thái Trohbư Buôn Đôn - Thác Thủy Tiên.
- Và Tour Theo YÊU CẦU Của Quý khách.
Chắc chắn Quý khách Sẽ HÀI LÒNG Và AN TÂM Khi Đến Với Chúng Tôi.
GrapAir đưa, đón TẬN NƠI, phục vụ TẬN TÌNH, tài xế TẬN TÂM
THOẢI MÁI ĐI XA - KHÔNG LO VỀ GIÁ!
Liên hệ: +84 983 00 1155 (điện thoại, zalo, whatsapp)
E-mail: grapairlam@gmail.com
https://www.facebook.com/grapair